CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ IN ẤN BAO BÌ VIỆT THẮNG Nhà in ấn bao bì chuyên nghiệp tại Hà Nội
0988.996.962 - Mr.Điệp

Những kỹ thuật in ấn bao bì phổ biến hiện nay

Lĩnh vực công nghệ in ấn hiện nay đang được hưởng lợi bởi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong đó, in ấn bao bì trong nước đang có những bước trưởng thành nhanh chóng, từng bước thỏa mãn được nhu cầu to lớn của thị trường bao bì sản phẩm.

Lĩnh vực công nghệ in ấn hiện nay đang được hưởng lợi bởi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong đó, in ấn bao bì trong nước đang có những bước trưởng thành nhanh chóng, từng bước thỏa mãn được nhu cầu to lớn của thị trường bao bì sản phẩm.

Những kỹ thuật in ấn bao bì phổ biến hiện nay

In kỹ thuật số

In kỹ thuật số là phương pháp in ấn dựa trên dữ liệu hình ảnh kỹ thuật số truyền tải trực tiếp đến một thiết bị công nghệ cao như máy tính. Nguồn dữ liệu kỹ thuật số được in bằng cách sử dụng định dạng lớn bằng máy in phun hoặc bằng tia lazer.

- Ưu điểm:

Dữ liệu cần in được nạp vào máy in và được in ra ngay. Không phải thông qua thiết bị khác. Từ đó, tiết kiệm được thời gian cho quy trình in ấn.

In kỹ thuật số đáp ứng được nhu cầu in nhanh số lượng nhiều hay ít từ phân nhóm khách hàng cần gấp các mẫu bao bì cho sản phẩm của họ.

- Nhược điểm:

Thành phẩm từ in kỹ thuật số không đẹp, sắc nét.

Bên cạnh đó, giá thành phải bỏ ra để sử dụng phương thức in ấn này này cũng khá đắt vì sử dụng máy in hiện đại, cần nhiều mực in và đáp ứng được nhu cầu in nhanh, in nhiều của đa dạng phân khúc khách hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp.

In Offset

In Offset là kỹ thuật in ấn mà dữ liệu hình ảnh và mực in được ép lên các tấm offset hay còn gọi là các tấm cao su. Tiếp đó, từ tấm Offset ép lên bề mặt cần in ấn.

- Ưu điểm:

Kỹ thuật in offset giúp tạo ra các bản in ấn có chất lượng hình ảnh đẹp, sắc nét, bền màu và lâu phai vì mực in không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt in mà thông qua tấm offset. Khả năng ứng dụng in ấn lên các loại bề mặt da dạng như: gỗ, vải, giấy hay thậm chí là kim loại.

In offset giúp tạo ra thành phẩm chất lượng cao trong khoảng thời gian ngắn đồng thời chi phí bỏ ra cho kỹ thuật in ấn này tương đối rẻ.

Những kỹ thuật in ấn bao bì phổ biến hiện nay

In Flexo

Kỹ thuật in Flexo là một kỹ thuật in ấn trực tiếp do có bản in nổi, mực in được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox. Tại trục này, những nội dung cần in ấn như hình ảnh hay chữ viết được đặt ở vị trí cao hơn so với phần không cần in ấn. Cùng với đó, các hình ảnh hay chữ viết trên khuôn ngược chiều. Mực in được hiển thị bằng trục anilox rồi được truyền lên vật in thông qua quá trình ép.

Kỹ thuật in Flexo được ứng dụng phổ biến trên các loại bao bì sản phẩm, các thùng/hộp carton, các loại decal. Bên cạnh đó, kỹ thuật in ấn này còn có thể áp dụng lên các chất liệu đặc biệt như bìa, màng polymer, hoặc vải.

- Ưu điểm:

In Flexo là kỹ thuật in ấn không kén chất liệu in, có thể in lên tất cả các loại chất liệu, các loại bề mặt lồi hoặc lõm mà chất lượng in vẫn đảm bảo. Người ta sử dụng công nghệ này để in sẵn họa tiết, hoa văn, hình, chữ lên quần áo, mũ, giày dép, túi xách để bán ra thị trường.

Mực in nhanh khô và không bị lem màu ra sản phẩm. Độ bám dính của mực in rất tốt, bền màu.

Máy in Flexo tương đối đơn giản và giá thành thấp.

Bề dày cho vật liệu in rất đa dạng, có thể tùy chọn bề dày cho vật liệu từ 30 microns (màng bọc thực phẩm plastic) đến 2000- 3000 microns (vải, giấy, thùng carton).

Máy in theo kỹ thuật in Flexo có thể hoạt động với tốc độ nhanh: Tốc độ cao nhất có thể đạt tới tốc độ 600m/1 phút.

Có thể tháo rời ống bản để in thử với số lượng nhỏ trước khi in thật.

- Nhược điểm:

Kỹ thuật in Flexo gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên cũng như sức khỏe của người lao động, nhất là những người làm việc trực tiếp bên máy in.

Bản in theo kỹ thuật của flexo là bản bằng cao su nên bị phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì bản in càng nhanh hỏng. Và bản in này không lâu bền với các dung môi mực.

Thời gian in lâu hơn so với in bằng kỹ thuật in Offset. Lý do là mất nhiều thời gian trong công đoạn tạo bản in. Bản in sau khi in nếu có sai sót cũng không thể sửa được vì Polymer đã đông cứng.

Giá thành sản phẩm khi in một bản Photopolymer cao. Chính vì vậy không thích hợp cho những người in với số lượng ít, in nhỏ lẻ. Còn nữa, đây là kỹ thuật in chỉ thích hợp khi in công nghiệp với số lượng bản in rất lớn.

In lụa/In lưới

In lụa hay in lưới là một kỹ thuật in ấn dựa trên sự thẩm thấu của mực in đi qua khung lười giống như tấm vải đã được tạo hình trên đó nhờ lớp keo mỏng. Phương pháp in này có thể áp dụng lên những vật liệu như nilon, thủy tinh, vải vóc, mạch điện tử, mặt kính của đồng hồ, gỗ, kim loại, và giấy.

Bên cạnh đó, còn có thể áp dụng kỹ thuật in lụa để thay thế cho phương pháp vẽ dưới men trong ngành công nghiệp sản xuất gạch tráng men.

- Ưu điểm:

In lụa có thể áp dụng lên nhiều kiểu vật liệu khác nhau. Thêm vào đó, thợ gia công có thể chủ động về màu sắc trong quá trình in. Lý do là bởi kỹ thuật in lụa không giới hạn về hệ màu, do đó có thể tạo nên những sản phẩm in phong phú và đa dạng về màu sắc, hình ảnh, chữ viết, từ đó đáp ứng được những nhu cầu in ấn khác nhau.

Một ưu điểm nữa của kỹ thuật in lụa có thể kể đến đó là giá thành tương đối thấp, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều đối tượng khách hàng cần in ấn bao bì.

- Nhược điểm:

Bản in không đẹp, sắc nét bằng in offset hay in kỹ thuật số vì quy trình in lụa vẫn mang tính chất thủ công, truyền thống.

Không đáp ứng được nhu cầu in nhanh với số lượng nhiều vì quy trình in tốn thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ.

iconBình luận